Hotline
0961265368

Đừng bỏ qua 11 lưu ý cần thiết khi đi bơi ở bể công cộng

19/05/2020 09:10 +07 - Lượt xem: 124116

Lưu ý khi đi bơi ở nơi công cộng mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn tránh được các bệnh về da và có những giây phút bơi lội,...

Lưu ý khi đi bơi ở nơi công cộng mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn tránh được các bệnh về da và có những giây phút bơi lội, thư giãn tốt nhất. Bắt đầu ngay nhé!

 

Lợi ích của việc đi bơi thường xuyên

 

Không phải tự nhiên mà bơi lội lại là môn thể thao được yêu thích như vậy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bơi lội mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như sau:

 

Lợi ích của việc đi bơi thường xuyên

Bơi lội đúng cách thường xuyên mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời không chỉ đối với sức khỏe mà còn giúp tình thần được thư giãn và dễ chịu. Còn rất nhiều ích lợi khác mà bạn có thể chưa biết, cùng Hoabico tìm hiểu ngay ở đây:

 

➢  Giúp phát triển cơ thể toàn diện

Khi bơi lội, cơ thể sẽ được vận động toàn bộ, nhờ vậy mà thân thể được phát triển một cách toàn diện, cân đối và tự nhiên. Những người đi bơi thường xuyên sẽ thấy những điểm cắt cơ bắp đẹp mắt trên cơ thể của họ.

 

Lưu ý cần thiết khi đi bơi ở bể công cộng

 

Đặc biệt, việc bơi lội còn giúp phát triển về chiều cao cực kỳ hiệu quả (nhất là những người trong độ tuổi thanh, thiếu niên) do khi bơi chân, tay và thân người luôn luôn vươn về phía trước, đồng thời còn phòng chống cong vẹo cột sống (do thiếu vận động hay ngồi một chỗ nhiều).

 

➢ Giúp giảm cân

Rất nhiều người đã lựa chọn bơi lội là phương pháp giảm cân cho mình. Việc bơi lội sẽ cần đến sự vận động của toàn bộ cơ thể, giúp tiêu hao mỡ thừa hiệu quả. Tập thể dục dưới nước tiêu hao năng lượng tốt hơn so với tập trên bờ. 

Mỗi ngày bơi 30- 60 phút bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt.

 

➢ Tốt cho tuần hoàn máu

Khi thả mình vào nước, áp lực từ nước sẽ tác động lên chân và tay, cộng với áp lực của cơ ép vào các mạch máu giúp tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn.

Mỗi tuần 3-4 lần, mỗi lần khoảng 30 – 60 phút bơi lội có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ và tiểu đường. Đồng thời nó còn có tác dụng giảm huyết áp và cholesterol.

 

➢ Có lợi cho hô hấp

Bơi lội làm dung tích sống của phổi tăng rõ rệt. Nhiều vận động viên bơi lội có dung tích sống của phổi tăng hơn bình thường từ 1,5- 2 lít.  

Dung tích sống của phổi càng cao thì quá trình lao động, vận động càng bền bỉ, hô hấp cũng thuận lợi hơn và các cơn hen được giảm hiệu quả, đặc biệt là những người nghiện thuốc lá.

 

➢ Giúp phòng trị viêm khớp hiệu quả

Theo các chuyên gia, bơi lội là một dạng tập chuyện chịu tác động nhỏ, cùng với sự không trọng lượng của nước giúp giảm áp lực vào các khớp, từ đó giảm được các cơ đau khớp hiệu quả.

 

Lợi ích của việc đi bơi thường xuyên

 

Các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe còn chỉ ra, bơi lội đều đặn làm cho các khớp hoạt động tốt hơn, quá trình chữa bệnh viêm khớp mãn tính cũng nhanh và hiệu quả. Phương pháp này sẽ rất hữu hiệu với người cao tuổi hay bị đau.

 

➢ Giúp giải tỏa áp lực, stress

Theo các thống kê chỉ ra, có tới hơn 75% người tham gia bơi lội thấy thoải mái và bớt căng thẳng, họ cảm thấy dễ chịu sau mỗi giờ bơi lội.

Và thực tế thì chúng ta cũng đã thấy có rất nhiều người (đặc biệt là các doanh nhân) xem bơi lội là một trong những phương pháp để giải tỏa áp lực.

 

➢ Giúp phòng chống tai nạn dưới nước

Hầu như chúng ta đều nhìn thấy sự cần thiết và quan trọng của bơi lội, và cũng đã có rất nhiều quốc gia đưa bôi lội là môn học bắt buộc vào các trường cấp I. Nhiều gia đình còn cho con trẻ học bơi ngay từ khi còn bé để trẻ có cho mình khả năng sinh tồn khi chẳng may bị đuối nước.

Còn với Việt Nam, quốc gia có sông ngòi chằng chịt, ao hồ, kênh, mương nhiều vô kể, bờ biển dài hơn cả chiều dài đất nước, hàng năm phải gánh chịu nhiều thiên tai bão lụt. Do đó, học bơi là phương cách tốt nhất để phòng chống tai nạn “chết đuối” có thể xảy ra.

 

11 lưu ý khi đi bơi bạn cần quan tâm

 

Tuy bơi lội là môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nó cũng tổn tại nhiều nguy cơ, do đó để đảm bảo an toàn cũng như sức khỏe, bạn cần thuộc lòng 11 lưu ý sau đây:

 

#1. Chọn bể bơi có nguồn nước sạch

Bể bơi dành cho rất nhiều người, mà mỗi người khi bơi sẽ không thể tránh khỏi việc để lại một chút da chết, tóc, mỹ phẩm, các mầm bệnh đang mang theo, vi khuẩn… . Nếu chủ bể bơi không khử trùng hết những chất độc hại này sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh ngoài da, đau mắt đỏ, bệnh vùng kín.

 

Nếu thấy nước bể bơi có bất thường không nên xuống tắm

 

Do đó, bạn nhất định phải chọn bể có nguồn nước sạch, bể được xử lý cẩn thận.

 

#2. Không xuống bể khi đang mệt, đổ mồ hôi

Khi đang mệt và đổ mồ hôi mà xuống nước sẽ làm cho cơ thể bị cảm lạnh đột ngột, nặng hơn có thể là ngất xỉu, người ta thường gọi là “trúng nước”. Nguyên nhân được lý giải là do cơ thể không chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Chính vì vậy mà có nhiều người biết bơi vẫn bị chết đuối ngay cả chỗ nông.

 

#3. Không ăn quá no trước khi bơi

Việc ăn quá no sẽ tạo ra tình trạng ì ạch, bụng đau, khó chịu, cơ thể uể oải làm ảnh hưởng đến hiệu quả bơi lội. Bởi lúc này máu đang dồn hết vào việc tiêu quá thức ăn.

Để tiêu hóa hết thức ăn cần ít nhất 45 phút, do đó sau khi ăn no 45 phút bạn hãy tiến hành đi bơi.

 

#4. Khởi động trước khi xuống nước

Để tránh các hệ lụy như chuột rút, co cơ làm ảnh hưởng đến quá trình bơi lội và sức khỏe thì trước khi xuống nước nên thực hiện các động tác khởi động, kéo căng các cơ, xương khớp.

 

Hãy khởi động ít nhất 10 phút trước khi bơi

 

Các chuyên gia khuyến cáo, nên khởi động ít nhất 10- 15 phút trước khi xuống nước. Không xuống bơi một cách đột ngột vì sự chênh lệch giữa nhiệt độ nước bể và cơ thể sẽ gây nên bất lợi cho sức khỏe.

 

#5. Uống nhiều nước

Cũng như các môn thể thao khác, bơi lội cũng cần cấp nước đầy đủ và đều đặn cho cơ thể trước, trong và sau mỗi khi bơi. Việc bơi lội khiến cơ thể có thể bị khử nước, vậy nên hãy chuẩn bị sẵn 1 bình nước để có thể uống bất cứ khi nào cảm thấy khát.

 

#6. Không vận động quá sức khi bơi

Tùy vào sức khỏe của từng người để có thời gian bơi hợp lý. Khi đang bơi nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc người nổi gai ốc vì lạnh thì ngừng bơi ngay. 

Không bơi quá lâu, vận động quá sức, quá mạnh hay đạp quá nhiều để đề phòng cơ bắp bị co cứng đột ngột.

 

#7. Vệ sinh tai sau khi bơi

Tai là bộ phận dễ bị viêm nhiễm mà khi đi bơi, tai sẽ phải tiếp xúc nhiều với nước. Nước cùng với vi khuẩn trong nước sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong tai khiến tai bị viêm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng sang viêm tai giữa và nhiều rắc rối khác. 

Bởi vậy, sau khi đi bơi, bạn nhất định không được quên việc vệ sinh tay bằng cách lau khô và dùng bông tai thấm khô nước còn tồn đọng trong tai.

 

#8. Chăm sóc vùng kín kỹ càng

Vùng kín là cơ quan cần nhận được sự chăm sóc chu đáo và cẩn thận, đặc biệt là sau mỗi lần đi bơi bởi nguy cơ bị tấn công bởi vi khuẩn, các loại hóa chất và các mầm bệnh khác là rất cao.

Hãy chăm sóc vùng kín cẩn thận, có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh để “tẩy” sạch những mầm họa. 

Các chị em đang ở trước, trong hoặc sau kỳ đèn đỏ 3 ngày, hay đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên đi bơi.

 

#9. Người cao huyết áp có thể bơi

Những người bị bệnh tăng huyết áp vẫn có thể đi bơi nhưng lưu ý chỉ nên bơi nhẹ nhàng, nước hồ phải là nước mát, tránh bơi nước lạnh vì nó sẽ làm co mạch ngoại vi đột ngột làm tăng huyết áp đồng thời không tắm nắng kéo dài. 

Với những người bị bệnh nặng thì nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi khi luyện tập bơi lội.

 

#10. Tần suất đều đặn, hợp lý

Để việc bơi lội đạt hiệu quả tốt nhất nên tập luyện thường xuyên và liên tục, ít nhất là 3 buổi/tuần. Tùy vào sức của mình để tập cho hợp lý, không nôn nóng mà hãy nâng dần thời gian mỗi buổi tập cho phù hợp với sức khỏe.

 

#11. Bôi kem chống nắng

Nếu bơi ở bể ngoài trời, hãy nhớ bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím, khiến da bị đen sạm và cháy nắng.

 

Chăm sóc da bằng cách bôi kem chống nắng trước khi bơi 30 phút

 

Nên chọn loại kem chống nắng có khả năng chống thấm nước để mang lại hiệu quả cao. Thoa kem trước 30 phút khi đi bơi và nên chọn loại kem có chỉ số SPF trên mức 30.

 

Các loại bệnh, nhiễm trùng và dị ứng sau khi bơi

 

Bệnh tiêu chảy

Bể bơi rất dễ xuất hiện vi khuẩn Crypto, vi khuẩn này gây ra hơn 80% các bệnh do bơi. Khi tiếp xúc với vi khuẩn này bạn có thể bị đi ngoài phân lỏng từ 2-10 ngày.

Ngoài ra còn do một số loại vi khuẩn khác có thể kể đến như Giardia, Shigella, norovirus và E. coli gây nên các bệnh nhiễm khuẩn tại dạ dày.

 

Viêm tai ngoài

Đây là bệnh rất dễ bị sau khi đi bơi. Bệnh này không lan truyền từ người này sang người khác mà thay vào đó, mà do bị tích nước hồ bơi trong tai quá lâu mà không được vệ sinh sạch, nó làm cho các vi khuẩn phát triển và gây ra viêm tai.

 

Nổi ban trên da

Hiện tượng này thường xuất hiện khi người bơi tắm trong bồn nước nóng bị ô nhiễm hoặc trong những bể nước nóng được xử lý vệ sinh kém nên còn được gọi là phát ban bồn tắm nóng hoặc viêm nang lông 

Vi trùng Pseudomonas aeruginosa thường bám vào đồ bơi rồi gây ra phát ban. Chính vì vậy, khi mặc đồ tắm bị ướt hàng giờ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cũng là một trong những bệnh tiêu biểu thường gặp khi vào mùa bơi lội.

Bệnh xảy ra khi vi khuẩn di chuyển lên niệu đạo, đi qua nước tiểu vào bàng quang. Vi khuẩn này thường xuất phát từ nước bể bơi nên bạn cần tránh việc ngồi ngồi xung quanh bể bơi lâu trong bộ đồ tắm ẩm ướt.

 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp là do vi khuẩn Legionella gây ra, vi khuẩn này có trong nước bể bơi, khi đi bơi người bơi có thể hít từ hơi nước của bể nước nóng. 

Thời gian tiến triển của bệnh từ 2 ngày đến 2 tuần sau khi tiếp xúc và thường gặp ở những người trên 50 tuổi, người hút thuốc và những người có hệ miễn dịch yếu.

Do không thể nhận ra vi khuẩn này tồn tại trong bể bơi hoặc bồn nước nóng nên bạn thường chủ quan mà bỏ qua. Các loại khuẩn này thường gặp ở bể bơi trong nhà, nhưng chúng cũng có thể sống bên ngoài trong môi trường ấm áp, ẩm ướt.

 

Nhiễm độc vì khí Clo bị biến chất

Không phải bể bơi cứ có mùi Clo nồng nặc thì bể bơi đó sạch. Bởi nhiều trường hợp, vi trùng, bụi bẩn và tế bào cơ thể kết hợp với hóa chất Clo hồ bơi làm Clo có mùi cay nồng, bay vào không khí tạo ra mùi hắc khó chịu. Làm cho nhiều người nhầm lẫn mùi này là mùi của bể bơi đã được xử lý với nồng độ đạt chuẩn. 

Thực tế, mùi Clo quá nồng nghĩa là Clo trong bể đã bị cạn kiệt hoặc biến chất. Do đó, nếu ngửi thấy mùi hóa chất nồng nặc trong bể thì đừng nên xuống tắm và ngược lại, nếu bể có mùi dễ chịu thì bạn có thể yên tâm bơi lội.

Trên đây là 11 lưu ý cần thiết khi đi bơi, nếu quý khách cần chúng tôi tư vấn về việc làm bể bơi, mua thiết bị bể bơi chính hãng hoặc xử lý nước bể bơi, hãy liên hệ Hotline: 0961.265.368 để được tư vấn nhanh nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những thiết bị bể bơi do Hoabico phân phối trên khắp cả nước.

Nội dung: Hoabico.com

 




Bài xem nhiều